Bài viết غير متوفر بشكل مؤقت.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

483 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 12

  • Hôm nay 2292

  • Tổng 3.124.618

Nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên, thiếu niên

Font size : A- A A+
Phấn đấu đến hết năm 2015, từ 80% nhóm thanh niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú; 70% nhóm thanh niên, thiếu niên vi phạm pháp luật, nguy cơ vi phạm pháp luật; 100% thanh, thiếu niên trong trường học… được phổ biến chính sách, pháp luật về các lĩnh vực liên quan. Những mục tiêu này đã được thống nhất trong cuộc họp Ban soạn thảo lần 2 Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, thiếu niên do Bộ Tư pháp tổ chức.

Theo đánh giá, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, thiếu niên thời gian qua đã có chuyển biến, nhưng mới chủ yếu tổ chức theo các đợt cao điểm và chưa chú trọng đến các đối tượng thanh niên, thiếu niên đặc thù. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, thiếu niên còn tản mạn, quy mô nhỏ, chủ yếu lồng ghép với các hoạt động xã hội hoặc lồng ghép với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các ngành liên quan chưa chặt chẽ; mức đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đầu tư chiều sâu cho công tác này để làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên, thiếu niên.

Hiện nay, tội phạm, tệ nạn xã hội liên quan an toàn giao thông, trộm cắp, ma tuý trong độ tuổi thanh niên có chiều hướng gia tăng. Khoảng 70% số người vi phạm trong độ tuổi thanh niên. Nhiều thanh niên vừa là tội phạm, vừa là nạn nhân. Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên mắc các tệ nạn xã hội khá cao; học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật có nhiều dấu hiệu phức tạp. Bên cạnh đó, một bộ phận thanh niên, thiếu niên có lối sống thực dụng, ý thức chấp hành pháp luật kém, dễ bị lôi kéo vào các hoạt động sai trái. Theo phân tích, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh niên, thiếu niên vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội là do nhận thức pháp luật còn rất hạn chế, phần lớn không ý thức được mối nguy hiểm và hậu quả hành vi phạm tội của mình.
Xuất phát từ thực tế đó, cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên, thiếu niên. Mục tiêu đặt ra đến hết năm 2015, từ 80% nhóm thanh niên tự do sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú phải được phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống, công việc, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; từ 70% nhóm thanh niên, thiếu niên vi phạm pháp luật, nguy cơ vi phạm pháp luật được tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan; 85% nhóm thanh niên, thiếu niên lao động, học tập ở nước ngoài được phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực liên quan phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; 100% nhóm thanh, thiếu niên trong trường học được phổ biến, chính sách, pháp luật về các lĩnh vực liên quan phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật, giảm số người vi phạm pháp luật là thanh niên, thiếu niên, số vụ vi phạm pháp luật có thanh niên, thiếu niên tham gia…

Để đạt được những mục tiêu trên, cần thực hiện những giải pháp cụ thể. Theo đó, để nâng cao ý thức pháp luật của nhóm thanh niên, thiếu niên tự do, cần tổ chức các buổi tuyên truyền kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hành xã hội trên loa truyền thanh cơ sở; xây dựng chuyên mục pháp luật cho thanh niên, thiếu niên trên truyền hình; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở… Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cần phù hợp với thanh niên, thiếu niên ở các địa bàn khác nhau. Cụ thể, đối với thanh niên, thiếu niên ở đô thị, cần lồng ghép trong nội dung các chương trình sân khấu công diễn tại các khu dân cư; phối hợp với hoạt động của các cơ sở dạy nghề, trung tâm tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm… Lồng ghép tuyên truyền pháp luật vào các buổi biểu diễn của các đội thông tin lưu động, đội văn nghệ của thanh niên, thiếu niên ở xã, thông qua sinh hoạt câu lạc bộ thanh niên nông thôn, các buổi tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động; biên soạn các tài liệu, lược dịch ra tiếng dân tộc thiểu số; xây dựng mô hình tủ sách pháp luật lưu động cho thanh niên… để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, thiếu niên nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời gian gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên, thiếu niên trong nhà trường đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Để nâng cao ý thức pháp luật cho nhóm đối tượng này, cần có hình thức tuyên truyền thiết thực, phù hợp với các cấp học thông qua các hình thức ngoại khóa; ký cam kết giữa nhà trường và người học; thí điểm xây dựng câu lạc bộ pháp luật ở các trường học; hỗ trợ đội thanh niên tình nguyện tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, cần xây dựng tài liệu pháp luật phù hợp với lứa tuổi để các em có điều kiện tìm hiểu.

Đối với nhóm thanh niên, thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật nên áp dụng các hình thức tư vấn, giúp đỡ trực tiếp tại gia đình; giáo dục, ký cam kết tại địa phương. Đồng thời, xây dựng các câu lạc bộ, tạo điều kiện cho thanh niên từng có hành vi vi phạm pháp luật tham gia, nhằm giáo dục và giúp họ hòa nhập cộng đồng. Đối với nhóm thanh niên, thiếu niên lao động, học tập ở nước ngoài, cần ký kết chương trình, kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để phổ biến pháp luật liên quan; thông qua trang thông tin điện tử, chuyên mục pháp luật trên báo chí của các cơ quan có thẩm quyền quản lý lao động, học sinh, sinh viên ở nước ngoài giới thiệu các quy định pháp luật để họ tìm hiểu, vận dụng.

Tuy nhiên, nên tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số nhóm đối tượng ít có điều kiện tiếp cận, hiểu biết pháp luật thấp, nguy cơ vi phạm cao để bảo đảm hiệu quả thiết thực của Đề án.

(Theo daibieunhandan.vn)

More