Bài viết временно не е достъпен.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

483 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 14

  • Hôm nay 1818

  • Tổng 3.089.125

Bản lĩnh 8X

Font size : A- A A+
 Sinh năm 1985, Trần Thị Hồng Liên, Giáo viên trường THPT Lệ Thủy thuộc thế hệ 8X. Với cái tuổi 26 này, Hồng Liên chưa phải là một giáo viên có thâm niên công tác, thế nhưng, những kinh nghiệm và thành tích của cô giáo trẻ này lại đáng để chúng ta khâm phục và đó cũng là niềm mơ ước lớn của nhiều đồng nghiệp.

 Sinh ra trong một gia đình hiếu học ở vùng quê nghèo Sơn Thủy, không biết tự bao giờ ước mơ được trở thành một cô giáo đứng trên bục giảng đã được ấp ủ và tình yêu quê hương trong Liên cứ thế dần lớn theo những bài học của ba mẹ. Thuở nhỏ, mẹ thường bảo với Liên rằng, nghề giáo tuy vất vả nhưng lại rất hạnh phúc. Có lẽ Liên cũng muốn được hạnh phúc như mẹ nên đã trở thành một cô giáo trong niềm đam mê cháy bỏng là xây tiếp ước mơ cho những học trò nghèo vùng “rốn lũ”.

 

Tốt nghiệp khoa Hóa, Đại học Sư Phạm Huế, Hồng Liên trở về công tác tại trường THPT Lệ Thủy trên chính mảnh đất quê hương, mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ và hơn hết là lòng yêu nghề tha thiết. Ngay từ những ngày đầu bước lên bục giảng, cô giáo trẻ Hồng Liên đã ý thức được rằng rằng: muốn đổi mới, muốn xây dựng không chỉ tự bản thân mình mà phải từ rất nhiều yếu tố, đặc biệt là từ một tập thể vững mạnh. May mắn và hạnh phúc vì được nhận công tác tại trường THPT Lệ Thủy, Liên như cảm nhận rõ hơn niềm hạnh phúc của nghề nhà giáo từ những ánh mắt học trò, những cái nhìn ấm áp và đầy thân thiện. Điều đó càng làm cho Liên  quyết tâm và nỗ lực hơn để xứng đáng với sự tin yêu của học sinh.

Luôn tâm niệm rằng: “Nhà trường chỉ cho chúng ta chìa khóa tri thức còn học trong cuộc sống là công việc cả đời” và chính ngôi trường này đã giúp cô giáo Liên ý thức sâu sắc hơn về tình thầy trò, tình đồng nghiệp, biết được thế nào là khó khăn vất vả, là sự cố gắng cao độ khi chứng kiến cảnh các thầy cô “lội nước” để đến trường. Hồng Liên quyết quyết tâm tìm kiếm, nghiên cứu không ngại khó, ngại khổ với hi vọng là giúp cho học sinh của mình ngày càng tiến bộ. Bởi vậy, Liên luôn tích cực học hỏi từ đồng nghiệp, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, chủ động tiếp cận các phương pháp dạy học mới, áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học. Năm học 2009-2010, Bộ Giáo Dục đào tạo  phát động cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning”, Hồng Liên đã muốn thử ngay sức mình mặc dù đây là một khái niệm còn xa lạ với nhiều người. Bài giảng điện tử E-Learning chính là công nghệ dạy học trong tương lai và cũng là phương pháp giúp học sinh học tập trực tuyến tạo ra một phương thức mới đáp ứng được những tiêu chí giáo dục hiện đại, học mọi lúc, mọi nơi. Sau một thời gian nỗ lực hết mình, khắc phục những khó khăn gặp phải như về mặt thời gian, công cụ ghi hình, âm thanh chất lượng chưa cao, chất giọng của người miền Trung… bản thân Liên cũng đã cố gắng nỗ lực cho ra đời hai bài giảng E-Learning đầu tay đó là “Bài Anken lớp 11” và “Bài Lưu huỳnh lớp 10”. Mặc dù còn non về kĩ thuật và phương pháp nhưng với sự cố gắng không mệt mỏi hai sản phẩm đầu tay của Liên đều đạt được giải ba của cuộc thi. Cũng từ cuộc thi này, phong trào “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning” ở trường THPT Lệ Thủy thu hút đông đảo giáo viên tham gia. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đối giờ  không còn xa lạ nữa mà đó là những bài giảng cụ thể giúp cho các em học sinh có thể tự học, củng cố kiến thức nhằm tích cực hóa hoạt động học tập. Đến năm học 2010-2011, Sở Giáo dục Đào tạo Quảng Bình tổ chức cuộc thi cùng tên, Hồng Liên đã xuất sắc dành được 01 giải nhất với “Bài Clo”. Bận rộn với công việc là thế nhưng năm học qua, khi được phân công  bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Hóa lớp 12, Hồng Liên đã tìm tòi phương pháp tối ưu, phát huy tính tích cực của học sinh. Không phụ công sức của cô giáo trẻ, đội tuyển Hóa đã đem vinh quang về cho trường khi dành được 1 giải nhì, 2 giải ba, 2 giải khuyến khích cá nhân và 1 giải khuyến khích đồng đội.

         Là một thành viên của BCH Chi đoàn Giáo viên, bản thân Liên luôn nỗ lực cố gắng tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ của một thanh niên thời kì mới, phát huy vai trò xung kích tình nguyện, với sức trẻ năng động và sáng tạo, đóng góp công sức không mệt mỏi cho sự nghiệp trồng người. Trên cương vị của một giáo viên, cô luôn cố gắng giúp cho học sinh của mình có một định hướng nghề nghiệp tốt, phải biết phấn đấu để trở thành một công dân có ích cho tương lai, có tư tưởng chính trị vững vàng. Cùng với Đoàn trường THPT Lệ Thuỷ, Hồng Liên thường xuyên tham gia giảng dạy tại các lớp huấn luyện kĩ năng hoạt động Đoàn cho Đoàn viên thanh niên, là người có thâm niên về kỹ năng làm công tác tổ chức và dẫn chương trình cho các hoạt động của Đoàn trường. Ngoài ra, Liên còn vận động Đoàn viên tham gia các hoạt động xã hội có ý nghĩa như đóng góp ủng hộ áo quần tặng người nghèo, gây quỹ thăm và giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, ủng hộ các học sinh gặp khó khăn trong và ngoài trường. Và Chi đoàn do Liên phụ trách suốt 3 năm liền luôn nằm Top dẫn đầu phong trào thi đua của đoàn trường. 

               Nhờ những kết quả trên cùng với sự phấn đấu không ngừng của tập thể Sư phạm nhà trường, Hồng Liên tự hào đã viết tiếp truyền thống vẻ vang của quê hương Lệ Thủy anh hùng. Và trường THPT Lệ Thủy được vinh dự là 1 trong 4 trường trong toàn quốc được nhận Bằng khen do Bộ Giáo dục Đào tạo trao tặng. Và Trần Thị Hồng Liên vinh dự là một trong bốn đại biểu xuất sắc đại diện cho ĐVTN toàn tỉnh tham dự Đại hội TNTT làm theo lời Bác toàn quốc năm 2011.

               Ngắm nhìn gương mặt khả ái cùng với những thành tích mà Hồng Liên đạt được trên con đường đã chọn, hi vọng và tin tưởng rằng, cô sẽ có  những bước đi mới thành công hơn.

(Theo TTQB)

More