Bài viết tạm thời không có.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

483 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 1891

  • Tổng 3.053.221

NHỮNG BÀI HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: BÁC HỒ VỀ THĂM LỖ KHÊ

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Câu chuyện được diễn ra vào cuối năm 1963, tại hợp tác xã Lỗ Khê, huyện Đông Anh (Hà Nội), xuất hiện một phong trào sôi nổi và độc đáo. Đó là cuộc vận động toàn thể nhân dân tích cực tham gia “Cần - Kiệm” xây dựng hợp tác xã.

Độc đáo vì mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều lên kế hoạch cụ thể về chi tiêu. Các đảng viên phân công nhau về từng tổ để vận động bà con. Thiếu vốn thì dựa vào dân để vay chứ không ỷ vào Nhà nước. Từng đoàn viên bàn nhau bỏ những việc chi tiêu chưa cần thiết để góp cho hợp tác xã. Noi gương các anh chị thiếu nhi cũng rủ nhau đi bắt cua, hái rau, bán gà vịt do mình tăng gia để giúp cha anh. Đặc biệt các cụ già xung phong đi đầu đóng được 400 đồng cho xã.

Cuộc vận động tiết kiệm này đã mang lại số vốn “Khổng lồ” là 15 nghìn đồng so với 240 đồng vốn khởi điểm của hợp tác xã. Bằng số tiền tiết kiệm, xã đã mua được 10 con trâu, 350 con lợn giống và 3.000 đồng giống khoai tây thời vụ, công trình thủy lợi hoàn thành trong 5 tháng (chứ không phải là 3 năm). Biến 200 mẫu (chứ không phải là 48 mẫu) một vụ bấp bênh thành 2 vụ…

Ngày 18-01-1964, trên báo Nhân dân, Hồ Chủ tịch đã trang trọng viết một bài báo tên là: “Gương tốt của thanh niên Lỗ Khê”: Tết tươi vui và tiết kiệm, ca ngợi phong trào của nhân dân trong xã. Bài báo được ký dưới bút danh “Trần Lực” là bút danh hay dùng của Bác. Với tinh thần ủng hộ sáng kiến, Bác viết: “Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, xã Lỗ Khê (ngoại thành Hà Nội) đã đặt kế hoạch làm cho Tết năm nay tươi vui và tiết kiệm. Các chi đoàn Hà Nội và nhiều tỉnh khác như Hải Phòng, Sơn Tây, Nghĩa Lộ, Thái Nguyên... đều hăng hái nhận thi đua với Lỗ Khê… Hoan hô sáng kiến tốt của thanh niên! Chúng ta - những người cha mẹ, cô bác - cũng cần phải thiết thực ủng hộ phong trào đó…Vì sao thanh niên Lỗ Khê là người đề xướng phong trào tiết kiệm này? Bởi vì họ có kinh nghiệm mới mẻ và thiết thực.

Hai tuần sau khi bài báo của Hồ Chủ tịch đăng trên trang nhất báo Nhân dân, Lỗ Khê đón tết trong một không khí ấm áp, vui mừng, hứng khởi của người dân trước những thành tựu nông nghiệp vừa đạt được. Mùng một tết, vừa hửng sáng, các gia đình đang sửa soạn cỗ bàn, bổng từ nhà bà Nga, ở đầu làng có tiếng reo: B…a…c về! Bác…Hồ…về! Cái tin Hồ Chủ tịch về thoáng cái được cả làng biết đến bởi những tiếng reo hò náo nức. Tất cả xã viên, từng nhà đều bỏ dở công việc chạy đổ xô ra đường đón Bác.

Thật kỳ diệu, thật ngạc nhiên, Bác trong bộ áo ka ki quen thuộc, đôi mắt rất sáng, chòm râu hiền từ, đội chiếc mũ vải mùa đông, chậm rãi đi bộ trong làng như một lão nông lâu lắm mới có dịp về thăm xóm cũ.

Bác đi thăm một số gia đình, mừng tuổi các cụ, các cháu rồi mời toàn thể xã viên cùng Bác ra sân đình để Người chúc tết và nói chuyện. Sau khi hỏi thăm sức khỏe của các cụ, Bác hỏi:

- Các cụ, các cô, chú, các cháu có biết vì sao Bác về đây không?

- Thưa Bác, có ạ! Vì xã thực hành tiết kiệm ạ!

- Thế tiết kiệm là gì?

- Thưa Bác là không lãng phí ạ!

 Bác Hồ cười vui rồi nói:

- Bà con Lỗ Khê ta thực hành cần kiệm như vậy là tốt. Cần là xã viên bỏ nhiều công sức ra để làm thủy lợi, khoanh vùng chống úng, cấy tăng vụ, thâm canh tăng năng suất, có nhiều lương thực vừa nâng cao đời sống, vừa đóng góp đầy đủ cho Nhà nước, chi viện cho miền Nam. Kiệm là chống lãng phí trong chi tiêu, để dành vốn cho sản xuất, xây dựng hợp tác xã. Có tiết kiệm thì đời sống mới cao lên được, mới đóng góp cho miền Nam được nhiều hơn. Đồng bào có đồng ý thế không?

- Thưa Bác, có ạ!

Bác nhắc nhở nhân dân: Ở hợp tác xã ta năng suất chưa cao vì thủy lợi làm chưa tốt, việc đắp đê khoanh vùng không nên kéo dài, phải dứt điểm trong 6 tháng. Chăn nuôi chưa tốt. Bác vào làng thấy còn ít lợn và lợn rất nhỏ. Phải chăn nuôi nhiều hơn, tốt hơn. Trồng cây còn kém, phải tích cực hưởng ứng Tết trồng cây làm cho làng xóm xanh tươi mát mẻ. Trong cây trồng, vẫn độc canh cây lúa, như thế chưa tốt. Nên trồng thêm màu, chế biến màu. Những việc ấy bà con có làm được không? Mọi người cùng đáp: Thưa Bác, làm được ạ!

Bác chỉ hai câu thơ kẻ trên tường đình và khen hay:

“Đón xuân mở hội làm giàu

Mừng xuân cần kiệm lúa màu tốt tươi”

Bác Hồ hỏi tiếp:

- Năm nay đồng bào ăn tết tiết kiệm nhưng có vui không?

- Thưa Bác, vui lắm ạ!.

Bác cười chúc đồng bào ăn tết thật tươi vui rồi đề nghị tất cả cùng hát bài kết đoàn. Bác giơ tay bắt nhịp, từ sân đình, tiếng hát làm không khí ấm lại, xua tan giá rét. Mùa xuân đang về. Làng xóm Lỗ Khê chưa bao giờ có một mùa xuân vui như thế.

Từ ngày đó, noi gương Lỗ Khê, hàng chục Đảng bộ, hàng trăm chi đoàn hợp tác xã, xí nghiệp, nhà máy, cơ quan đoàn thể trên miền Bắc đã tổ chức các cuộc vận động người dân thi đua cần, kiệm theo tinh thần Bác dạy. Lỗ Khê trở thành lá cờ đầu của phong trào tiết kiệm để cả nước học tập. Bốn mươi ba năm trôi qua, làng xóm đã thay đổi nhiều kể từ ngày Bác về thăm. Nhưng bài học cần kiệm của Hồ Chủ tịch vẫn đinh ninh trong lòng mỗi người dân.

*Ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện trên đã thể hiện rõ nét hai đức tính cần kiệm mà người dân Lỗ Khê học được từ Bác, đồng thời thể hiện tinh thần tự giác, tự lực không trông chờ vào nhà nước của người dân Lỗ Khê.

* Bài học kinh nghiệm:

          Trong cuộc sống muốn cải thiện đời sống của bản thân, đòi hỏi bản thân mỗi người chúng ta phải biết siêng năng cần cù lao động, biết cách chi tiêu hợp lý, tích lũy từ cái nhỏ để có cái lớn, bản thân phải tự vận động không trông chờ vào người khác.

Các tin khác