Bài viết tạm thời không có.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

483 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 484

  • Tổng 3.053.816

Thầy giáo có cống hiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam ( Phần 2)

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Như Bác Hồ đã nói “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”, bởi đó là nghề tạo nên giá trị lớn nhất cho xã hội, góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng ra các nhân tài với nhân cách, phẩm chất tốt đẹp để phục vụ đất nước. Từ xa xưa đến nay, trong hàng trăm nghìn thế hệ giáo viên đáng kính, theo bạn, những người thầy có cống hiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam là ai?

Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

Thầy Lê Quý Đôn là một vị quan, một nhà giáo và một nhà khoa học lỗi lạc thời Hậu Lê. Từ bé ông đã nổi tiếng là người thông tuệ, ham học hỏi, có trí nhớ vô cùng tốt và được ca tụng là “thần đồng”. Với sự hiểu biết rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, lê quý đôn đã làm cho các sứ thần Triều Tiên vô cùng nể phục và khen ngợi. Bên cạnh đó, ông còn là một người thầy vô cùng tài năng, đức độ. Dưới sự chỉ dạy của ông nhiều học trò đã thành công và giữ các cương vị quan trọng trong triều đình: Bùi Huy Bích, Bùi Bích Tựu… Năm 1784, thầy lâm bệnh qua đời và để lại cho hậu thế một kho tàng sách vô cùng giá trị ở nhiều lĩnh vực khác nhau: địa lý, văn thơ, lịch sử…

Lê Quý Đôn nổi tiếng là tác giả của nhiều tác phẩm khảo cứu về lịch sử, địa chí, văn hóa Việt Nam. Về lịch sử - địa lý, ông có tác phẩm Đại Việt thông sử (tên gọi khác là Lê triều thông sử) với 30 quyển ghi chép về hơn 100 năm của triều nhà Lê, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng. Một số tập sách nổi tiếng khác của Lê Quý Đôn có thể kể đến như Phủ biên tạp lục (6 quyển) ghi chép về tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ 18 trở về trước; Vân đài loại ngữ (9 quyển) - "bách khoa thư" đồ sộ nhất thời phong kiến với nhiều tri thức về triết học, khoa học, văn học sắp xếp theo thứ tự: vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội...

Ngoài ra, ông còn nhiều sách bàn giảng về kinh, truyện, sách khảo cứu về cổ thư, sách thơ văn. Trong lời tựa sách Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn tự nhận trong thời gian phụng mệnh làm việc công, bốn phương rong ruổi, ông "đi tới đâu cũng để ý tìm tòi, làm việc gì mắt thấy tai nghe đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao cho tiểu đồng đựng vào túi sách".

Danh nhân văn hóa Lê Qúy Đôn

Danh nhân văn hóa Lê Qúy Đôn

Nhà bác học Lê Quý Đôn

Nhà bác học Lê Quý Đôn

“La Sơn Phu Tử” Nguyễn Thiếp (1723 - 1804)

Quê hương của Phu tử Nguyễn Thiếp nổi tiếng là miền đất của nhiều bậc kỳ tài, trí sĩ - ngày nay là tỉnh Hà Tĩnh. Lớn lên trên mảnh đất hiếu học, Nguyễn Thiếp luôn thể hiện là người có tinh thần ham học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu để mở rộng kiến thức. Có lẽ, chính bởi vậy nên thầy có sự hiểu biết sâu sắc về địa lý, thông hiểu thời thế và dự báo được các diễn biến của thời cuộc. Một lòng muốn chuyên tâm vào việc mở rộng hiểu biết, truyền thụ kiến thức và đạo lý cho mọi người nên ông đã nuôi chí xa lánh thế tục, rong ruổi qua nhiều nơi để dạy học. Đi đến đâu phu tử cũng được mọi người yêu quý và kính trọng.

Ngưỡng mộ tài đức của Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huệ đã ba lần mời ông về phò giúp. Ông là người đóng vai trò quan trọng trong việc quân sự cho vua Quang Trung chiến thắng quân thanh. Khoảng cuối năm 1791, ông chính thức làm việc cho nhà Tây Sơn với cương vị Viện trưởng viện Sùng Chính và có nhiều đóng góp quan trọng cho nhà Tây Sơn. Với cương vị Viện trưởng ông đã đề ra nhiều cải cách về văn hóa, giáo dục và có công lớn trong việc đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nước Việt. Cùng với các đồng sự ông đã dịch nhiều bộ sách quan trọng từ Hán tự sang chữ Nôm. Những cống hiến của Nguyễn Thiếp cho thấy thầy có vị trí quan trọng trong nền giáo dục nước nhà.

“La Sơn Phu Tử” Nguyễn Thiếp
“La Sơn Phu Tử” Nguyễn Thiếp
Thầy Nguyễn Thiếp
Thầy Nguyễn Thiếp

Các tin khác