Bài viết tạm thời không có.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

483 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 1243

  • Tổng 3.061.412

Ngời sáng những tấm gương quên mình trong lũ dữ

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Lũ cũ chưa kịp rút, lũ mới lại chồng lên. Chưa lúc nào những làng quê nơi vùng eo thắt của hình chữ S này đang trở nên đổ nát, tiêu điều với những bùn đất, cây cối, nhà cửa gẫy đổ, ngổn ngang như lúc này. Theo chân đoàn tình nguyện của Tỉnh đoàn Quảng Bình, được nghe kể lại những câu chuyện cảm động về những tấm gương sáng của ĐVTN vượt mình trong mưa bão cứu người, cứu của, tìm kiếm, khắc phục hậu quả của trận lũ kinh hoàng khiến lòng tôi ấm lại. Đó là những câu chuyện cổ tích có thật giữa đời thường đầy tính nhân ái hơn lúc nào hết.

 

 Không cho mình phút nghỉ ngơi

 

Vừa thu xếp xong tư trang cá nhân để vào Tỉnh đoàn tập huấn công tác Đoàn năm 2010, bất ngờ gặp mưa lớn, xối xả, dòng nước lũ từ khắp nơi đổ về cuồn cuộn, rồi dâng nhanh đến chóng mặt nên anh Trần Cửu Long (Bí thư Đoàn xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa) phải hoãn chuyến đi. Thấy hàng chục hộ dân trong xã cũng đang hốt hoảng tìm cách khuân vác đồ đạc chạy lũ, chưa kịp giúp gia đình thu dọn đồ đạc, đưa bố mẹ, vợ con đi tránh lũ, không phút chần chừ, anh cùng anh Cao Xuân An, Chủ tịch Hội nông dân xã nhanh chóng lấy thuyền máy của xã lao đi giúp dân chạy lũ. Tiếng kêu cứu bắt đầu vang lên nháo nhác rồi mỗi lúc một thảm thiết hơn. Bấy giờ nước đã bắt đầu ngập người. Cứ thế anh lao nhanh về phía có tiếng kêu cứu bất chấp cả hiểm nguy. Suốt từ sáng hôm đó tới cuối buổi chiều, anh không còn nhớ rõ đã chở được bao nhiêu chuyến, chỉ ước chừng hơn 30 chuyến, mỗi lần chở cũng được từ 5 đến 7 người và mất chừng 15 đến 20 phút cho mỗi chuyến đi. Anh kể “Đến khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, trong lúc đến cứu một chị ngồi trên nóc nhà đang thất thanh kêu cứu, thấy thuyền chúng tôi vừa tới, chị mừng quá vội nhảy tùm xuống, thế là thuyền máy chúng tôi bị lật úp. Hì hục mãi chúng tôi mới vớt thuyền lên được, nhưng vì máy của thuyền bị ngâm nước nên bị hỏng, thế là “hành trình cứu người” của chúng tôi phải chèo bằng tay thay máy”. Vất vả hơn khi trời bắt đầu tối, nước lũ lại quá mạnh nên vừa rọi đèn, vừa chèo. Vất vả lắm các anh mới chèo thêm được 6 chuyến nữa. Sang đến ngày hôm sau thì cả hai đã mệt lả vì bụng đói, rét tím người. Đôi lúc tưởng chừng phải dừng nhưng cứ nghĩ đến cảnh dân gặp nạn, hai anh em lại không cho phép mình một phút nghỉ ngơi...  

 

Bí thư đoàn cứu người trong lũ

 

Đêm 4/10, thấy nước lũ dâng cao, các hộ gia đình trong xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch bắt đầu ngập sâu trong nước. Chưa kịp dặn dò vợ một câu, anh Lê Văn Điệp, Bí thư chi đoàn thôn Hà Lời, xã Sơn Trạch đã vội lao đi trong dòng nước đỏ ngầu, chèo thuyền, vận chuyển hàng hóa, giúp người dân lên vùng cao tránh lũ. Mãi đến 10h đêm, Điệp mới chèo được thuyền về nhà cũng là lúc tài sản của gia đình đã bị lũ cuốn trôi. Đưa vội vợ con sang gửi nhà bố mẹ đẻ, Điệp cứ thế vội vã lao đi giữa đêm tối, tìm đến những tiếng kêu gào thất thanh như xé đất, xé trời.

 

Đến 3h sáng, mãi cứu dân làng Điệp không hay biết rằng căn nhà mình cũng đã đổ sập và bị lũ cuốn đi, nhà bố mẹ nước cũng đã lên ngang nóc và cả gia đình đang chới với kêu cứu... Đã thế, anh không may bị rắn cắn vào tay sưng tấy nhưng không vì thế mà người cán bộ Đoàn để mặc dân giữa lúc nguy nan này...

 

Lũ rút, tài sản của anh chỉ còn lại ngôi nhà đổ nát, hoang tàn nhưng gặp anh vẫn thấy anh hăng hái kể về công việc cứu giúp dân làng. Gần 150 người thoát khỏi gian nguy giờ biết ơn anh nhiều lắm. Đi đến đâu cũng nghe bà con không ngớt lời thán phục.

 

Gần dân hơn trong cơn hoạn nạn

 

Vĩnh Xuân - một trong chín thôn nằm ven sông Gianh của xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa cũng bị lũ tràn về bất ngờ, chỉ trong hai tiếng đồng hồ, nước đã dâng cao trên 2m, có nhà ngập sâu từ bốn đến năm mét, trong đó có thôn Vĩnh Xuân. Thấy dân gặp nạn, người Trưởng thôn Nguyễn Ngọc Dung (sinh năm 1980) huy động khẩn cấp các thanh niên của làng chia làm hai mũi tỏa đi cứu hộ các gia đình bị nước nhấn chìm. Riêng anh phụ trách một mũi đến các hộ gia đình neo đơn có người già và trẻ nhỏ.

 

Từ sáng sớm ngày mùng 5/10 đến tối khuya, bất chấp dòng lũ cuồn cuộn chảy xiết, anh đã kịp đưa người và nhiều tài sản của 30 hộ gia đình trong thôn đến nơi an toàn. Sau khi về nhà, đang đưa bố, vợ cùng hai con nhỏ lên nơi cao tránh lũ, nghe tiếng kêu cứu, ngay lập tức anh vượt qua dòng nước chảy xiết trong đêm tối, đưa được năm người trong gia đình anh Võ Đình Phúc trong đó có một người già và hai trẻ nhỏ đến nơi an toàn. Khi quay lại chuyển tài sản cho nhà anh Phúc thì thuyền bị lật, nhờ sự hỗ trợ của người dân, anh đã thoát khỏi dòng lũ dữ. Mặc dù tài sản trong gia đình bị thiệt hại nặng nề, song với Nguyễn Ngọc Dung, người đảng viên vừa tròn 30 tuổi đời này, niềm vui về những gì đã làm được có lẽ còn lớn hơn gấp bội.

 

Khi chúng tôi về được Vĩnh Xuân, trước cảnh hoang tàn của làng quê nghèo sau lũ dữ, hình ảnh của người Đảng viên trẻ Nguyễn Ngọc Dung càng khiến tôi cảm phục. Anh tập hợp các đội tình nguyện của thôn khẩn trương giúp bà con dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả, phân phát hàng cứu trợ, động viên bà con trong cơn hoạn nạn. Nguyễn Ngọc Dung là tấm gương điển hình về việc việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, cán bộ thôn với bà con làng xóm trong gian khó.

 

Lũ qua đi, tình người còn ở lại

 

Trời càng tối, gió càng to, nước càng lên nhanh và xiết mạnh cũng là lúc tiếng kêu, khóc của người dân càng dữ dội. Xóm Ngư, thôn Long Đại, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh cũng nhanh chóng bị nước nhấn chìm.

 

Xót xa trước thảm cảnh này, Võ Văn Hòa (sinh 1987), người con thôn Long Đại không quản khó khăn đã một mình dùng chiếc thuyền nhỏ băng dòng lũ dữ đi cứu hàng chục hộ dân của xóm Ngư. Nghe tiếng kêu ở đâu anh lại vội vã đến ngay với hi vọng sẽ cứu giúp cho bà con thoát nạn. Cứ thế, anh không nhớ rõ mình đã cứu được bao nhiêu người, bao nhiêu của cho dân. Và khi đưa được dân đến nơi an toàn anh lại quay về nhóm lửa thổi cơm rồi đem đến từng nhà. Anh Trần Văn Sơn, người cùng xóm đã được anh Hòa cứu sống kể lại: “Nhà tui nước lên to nhưng may là vẫn còn có chỗ trú ngụ, tui lấy thuyền xếp đồ lên đó cho khỏi ướt, còn cả nhà bấu víu vào nhau sợ hãi vì đói và rét. Khoảng 12h đêm thì thấy chú Hòa chèo thuyền vô, tay cầm cháo đưa cho mấy đứa nhỏ rồi lại đi ngay. Tui chỉ kịp nghe chú Hòa nói đi cứu bà con thôi. Lũ rút nghe mọi người trong thôn kể lại, tui và bà con biết ơn chú lắm.”

 

Xóm Ngư vẫn còn đó ngổn ngang thóc lúa, sách vở, cây cối, bùn đất... Tài sản có được từ sự chắt chiu của làng quê nghèo cũng đã ra đi. Nhưng dường như nơi đây, tình người vẫn ấm ấp bởi những câu chuyện về những con người dũng cảm, kiên cường lớn lên trong bão lũ, thiên tai.

 

Anh Mai