Bài viết tạm thời không có.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

483 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 27

  • Tổng 3.053.359

Cần thu hút, tập hợp thanh thiếu niên, nâng cao hiểu biết, nhận thức về HIV/AIDS

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Nói về một trong những nội dung được đề cập đến trong “Báo cáo Tình hình trẻ em 2011” của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) là Thanh thiếu niên và HIV/AIDS, ông Eamonn Murphy, Giám đốc Quốc gia của Chương trình phối hợp Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã trao đổi với phóng viên báo chí, trong đó có Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều vấn đề xung quanh nội dung này.

Ông Eamonn Murphy: Có thể thấy, trong những năm gần đây, sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam đã mang lại những thay đổi xã hội sâu rộng, trong đó có sự di, biến động nhiều hơn của thanh thiếu niên với mục đích học tập và tìm việc làm. Tuy nhiên, điều này cũng khiến thanh thiếu niên dễ va vấp với các hành vi nguy cơ cao hơn và vì vậy dễ bị lạm dụng, bóc lột và lây nhiễm HIV hơn.

Điều tra quốc gia lần thứ 2 về thanh niên và vị thành niên Việt Nam (SAVY II, 2010) cho thấy chỉ có 42,5% thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 có hiểu biết toàn diện về đường lây truyền của HIV, cách xa so với mục tiêu quốc gia là 95% vào năm 2010.

Trong khi đó, dịch HIV ở Việt  Nam tập trung phần lớn trong các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. Vì vậy, rất có thể là đa số các ca nhiễm HIV trong thanh thiếu niên cũng đã xảy ra trong nhóm thanh thiếu niên tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục đồng giới nam, nữ; bán dâm và khách mua dâm là thanh thiếu niên, mặc dù số hiện nhiễm HIV phân theo độ tuổi chuẩn chưa được thu thập một cách nhất quán.

Đặc biệt, nhiều trẻ em và trẻ vị thành niên bị ảnh hưởng bởi HIV. Đó là do các em không tiếp cận được tới dịch vụ giáo dục và các dịch vụ cơ bản khác do bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Một nghiên cứu năm 2005 của Bộ LĐ-TB&XH và UNICEF về Tình hình trẻ em và các gia đình chịu ảnh hưởng của HIV/AIDS ở Việt Nam ước tính có khoảng 283.700 trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên trong độ tuổi 0-15 chịu ảnh hưởng của HIV và AIDS cần được chăm sóc và hỗ trợ. Nhiều em trong số này có nguy cơ lây nhiễm HIV cao Thêm vào đó, các chương trình phòng, chống HIV ít với tới những thanh thiếu niên tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục đồng giới nam, bán và mua dâm trong độ tuổi dưới 25 hơn so với những người trên 25 tuổi trong các nhóm này. Ngoài ra, thanh thiếu niên thường không được tách riêng khỏi người lớn trong các cơ sở tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng và các trung tâm tập trung dành cho những người mại dâm và sử dụng ma túy, điều này càng dễ làm các em bị tổn thương hơn.

Ông Eamonn Murphy: Tôi cho rằng, cần phải triển khai đồng bộ và tổng hợp nhiều giải pháp, trong đó:

Cần cung cấp rộng rãi các dịch vụ thân thiện với thanh thiếu niên và nhạy cảm về giới trong các lĩnh vực sau: giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về HIV, tư vấn và xét nghiệm tự nguyện, trợ giúp pháp lý, chăm sóc sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và HIV.

Các chương trình giáo dục, kể cả trong và ngoài nhà trường, cần bao gồm các nội dung về xây dựng kỹ năng sống (kỹ năng ra quyết định, thương thuyết…), hướng dẫn việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử, khuyến khích thay đổi hành vi trên từng cá nhân (VD: sử dụng bao cao su) và khuyến khích các hành vi tích cực liên quan đến dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ.

Các bộ luật và chính sách liên quan đến HIV, sử dụng ma túy, mại dâm, sức khỏe sinh sản và giới cần tạo ra một môi trường an toàn và thân thiện cho thanh thiếu niên có nguy cơ lây nhiễm HIV cao để giúp giảm bớt sự kỳ thị đang ngăn các em không tiếp cận được tới các dịch vụ về HIV.

Các chương trình can thiệp hiện có dành cho đối tượng đích là các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao cần được điều chỉnh để với được tới và đáp ứng được các nhu cầu của những thanh thiếu niên có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Thanh thiếu niên cần được tách riêng khỏi người lớn trong các cơ sở tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng và các trung tâm tập trung dành cho những người mại dâm và sử dụng ma túy.

Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về những nhóm thanh thiếu niên có nguy cơ lây nhiễm HIV cao để cung cấp các số liệu và bằng chứng có chất lượng nhằm xây dựng các chương trình can thiệp có hiệu quả cao hơn.

Ông Eamonn Murphy: Có một thực tế không thể phủ nhận dù ở Ôxtrâylia quê hương tôi hay ở Việt Nam, nơi tôi đang công tác, một thời gian dài, công tác tuyên truyền thông tin đã tạo ra một tâm lý lo sợ, khiếp đảm với HIV/AIDS đến mức độ khiến cho người sống chung với HIV/AIDS bị kỳ thị và nguy cơ rủi ro rất cao.

Đối với thanh thiếu niên, đây là đối tượng dễ bị tổn thương hơn hết và đặc biệt dễ tổn thương nhiều thứ, do đó, việc tuyên truyền lại càng phải được tập trung với việc cung ứng nhiều dịch vụ hỗ trợ. Trong đó, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế Việt Nam nên phối hợp triển khai các chiến dịch truyền thông để đạt hiệu quả tốt hơn, thậm chí khai thác và phát huy tối đa mặt tích cực của internet trong công tác tuyên truyền về HIV/AIDS.

Đồng thời, cũng cần xã hội hóa, nhân rộng ra nhiều mô hình câu lạc bộ dành cho chính các đối tượng thanh thiếu niên, để họ làm chủ và triển khai hoạt động theo những cách thức mới xuất phát từ chính nhu cầu tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của họ.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng và truyền tải được các thông điệp về HIV/AIDS tới thanh thiếu niên trúng đích, khoa học và đầy tinh thần nhân văn. Luôn luôn nhớ rằng, người nhiễm HIV/AIDS không phải là những người bị trừng phạt và bị lên án. Họ cần được chia sẻ và cảm thông!

Ông Eamonn Murphy: Chúng tôi đang xúc tiến và triển khai các chương trình hành động có sự phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo cùng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch để đưa ra các chương trình tuyên tuyền cũng như các thông điệp về HIV/AIDS tiếp cận được với thanh thiếu niên một cách hiệu quả.

Với phương châm “nói theo cách thanh thiếu niên ngày nay đang nói”, công tác tuyên truyền được đặt lên vị trí trọng tâm nhằm tăng cường bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao ý thức cũng như kiến thức về HIV/AIDS và cách phòng tránh lây nhiễm.

Ông Eamonn Murphy: Bạn hỏi tôi về một mô hình hiệu quả nào đó? Xin khẳng định luôn là không có một mô hình nào cụ thể đáp ứng được tối đa yêu cầu trong việc giảm sự phân biệt, kỳ thị cả! Tôi chỉ có thể đưa ra đây một số ví dụ như mô hình “Cà phê thanh niên” (khi uống cà phê thì tham gia trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS), các chương trình talk show, trình diễn và giải đáp thắc mắc, sử dụng hình thức sân khấu truyền thống thu hút sự tham gia của đông đảo thanh thiếu niên.

Thực tế chỉ ra, chỉ có đổi mới về phương pháp, hình thức theo hướng đa dạng hóa, thân thiện và gần gũi thì mới tăng khả năng thu hút, tập hợp. Đặc biệt, cần có những hình thức và phương pháp khuyến khích, động viên và nhất là rất cần những người dũng cảm, đủ tự tin để công khai trong xã hội về nội dung rất nhạy cảm này.

Thêm nữa, cần tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức, hiểu biết và cung cấp các kỹ năng, tránh để tồn tại những cách hiểu và nhận thức sai lầm, thậm chí kỳ lạ về những nội dung liên quan đến giới, đến sức khỏe sinh sản, đến HIV/AIDS…

 

(Theo baomoi.com)

Các tin khác