Bài viết tạm thời không có.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

483 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 1944

  • Tổng 3.057.981

Bóng hồng làm giàu từ mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Không chỉ là một cán bộ Đoàn năng động nhiệt tình, Trần Thị Thanh Lam - Bí thư chi Đoàn thôn Thuận Phước, xã Thuận Đức, thành phố Đồng Hới đã phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, xây dựng mô hình làm ăn kinh tế giỏi. Nhờ những sáng tạo trong việc trồng nấm ăn và nấm dược liệu, mô hình của chị thu lãi hơn 100 triệu/năm tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương.


Mô hình trồng nấm mang lại nhiều thành công

Lối riêng cho mình
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp chị Thanh Lam là một cô gái trẻ đẹp có dáng người thanh mảnh, khỏe khoán với nụ cười hồn nhiên, khoan khoái pha chút nắng gió của vùng bán sơn địa. Nhìn cơ sở sản xuất của chị, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy cơ ngơi hơn 200m2 với từng dãy nhà tôn khép kín, bên trong là búp nấm mạnh mẽ đang vươn mình khỏi những bọc nilon chờ ngày thu hoạch. Tuy nhiên, để có được cơ ngơi đó là cả một quá trình tìm tòi, học hỏi, trải qua nhiều thất bại của bóng hồng sinh năm 1989 đầy ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững. Khi được hỏi về cơ duyên nào khiến chị chọn cây nấm làm hướng làm giàu mới của mình thì chị vui vẻ chia sẻ: “Nhớ lại thời khắc vừa mới nhận tấm bằng Đại học trong tay, cũng như nhiều bạn khác, tôi đã nộp hồ sơ, gõ của nhiều nơi nhưng dường như may mắn chưa mỉm cười với tôi. Với tâm lý chán chường, bế tắc xen lẫn những băn khoan, trăn trở về con đường khởi nghiệp phía trước. Chưa tìm được việc làm, tôi ở nhà phụ giúp gia đình những công việc nhỏ nhặt hằng ngày và tham gia sinh hoạt chi đoàn ở thôn. Sau nhiều buổi sinh hoạt chi đoàn được nghe các đồng chí trong BCH xã Đoàn chia sẻ về mô hình làm giàu từ nấm của các địa phương khác. Là một xã bán sơn địa nên tôi có thể tận dụng lượng gỗ mùn cưa và phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ để làm nguyên liệu trồng nấm. Vì vậy, tôi đã rất vui mừng và quyết định chọn cây nấm làm hướng đi mới không giống như những người bạn “thời đèn sách” để làm giàu.”Nhận được sự đồng tình và ủng hộ của lãnh đạo xã và gia đình, chị đã bắt tay vào tìm hiểu kỹ thuật trồng nấm và thuyết phục một số bạn ĐVTN chưa có việc làm ở trong thôn cùng chị triển khai mô hình trồng nấm. Từ những ngày mới triển khai mô hình, chị gặp không ít khó khăn, thách thức như vốn ít, chưa có kinh nghiệm sản xuất, chưa biết cách thức xây dựng cơ sở… Đúng lúc này, Ban Thường vụ Thành Đoàn phối hợp với phối hợp với Trung tâm ứng dụng KHKT (Sở Khoa học và Công nghệ) mở lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật trồng nấm chị đã theo học khóa học và đi tham quan nhiều mô hình ở các địa phương khác. Sau một thời gian ròng rã tìm hiểu và nghiên cứu, chị đã hiểu được các nội dung và kỹ thuật cơ bản về nghề trồng nấm như: đặc tính sinh học, điều kiện nuôi trồng, phương pháp, kỹ thuật nuôi trồng, các loại sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ... của một số loại nấm chị xây dựng cơ sở để tiến hành trồng nấm. Chị Thanh Lam cho biết thêm: Từ một nhà xưởng hơn 40m2 trồng nấm trong thời gian đầu đến nay chúng tôi đã phát triển lên 3 nhà xưởng nuôi trồng và chăm sóc 03 loại nấm: nấm rơm, nấm sò và nấm linh chi với tổng diện tích hơn 200m2 để sản xuất và cung cấp sản phẩm nấm ra thị trường.
Khởi nghiệp thành công
Dẫn chúng tôi đi tham quan cơ sở trồng nấm, chị cho hay: việc trồng nấm sò, nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật trồng lại không hề khó vốn đầu tư ít và cũng không mất quá nhiều thời gian chăm sóc. Riêng trồng nấm Linh chi thì vất vả và tốn nhiều công sức hơn nên Sở Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn thu hoạch, bảo quản, chế biến và bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở trồng nấm ở trên địa bàn. Bằng tinh thần dám nghĩ, dám làm, vơi niềm say mê làm giàu, tính ham học hỏi, sự sáng tạo của tuổi trẻ, trên diện tích 200m2, chị đã trồng 400 bịch nấm sò và trên 400 bịch nấm rơm và nhiều bịch nấm linh chi. Sau hơn 1 tháng sản xuất, mỗi bịch chị thu được gần 1 kg nấm với giá bán trên thị trường 35 - 40 ngàn đồng/ kg, 800 - 1 triệu đồng/ kg nấm linh chi. Sau khi trừ đi mọi chi phí, chị Lam thu lãi đến hơn 100 triệu đồng từ nấm. Với sản lượng thu hoạch được từ diện tích nuôi trồng nấm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu và sức tiêu thụ lớn của thị trường trên địa bàn thành phố cũng như các vùng lân cận.
Không chỉ dừng lại ở việc sản suất nấm, chị đã thành công trong việc tự sản xuất và cung cấp bịch nấm cho các cơ sở ở trong và ngoài tỉnh với năng suất cung cấp 3000 bịch nấm sò trong 1 tháng. Theo chị Thanh Lam: Việc trồng nấm ăn không hề khó, người dân có thể tận dụng góc nhỏ nơi nhà mình nhưng tránh nắng, tránh gió để tự sản xuất nấm. Và chị sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, truyền đạt kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm cho những ai có nhu cầu. Đến nay Thanh Lam đã sở hữu một cơ ngơi khang trang với thu nhập bình quân mỗi năm hàng trăm triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho … lao động là thanh niên tại địa phương với mức thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng. Anh Nguyễn Thanh Huy - Bí thư xã Đoàn khẳng định: Mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu của chị Thanh Lam và các bạn ĐVTN trong thôn Thuận Phước đã mở ra một hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở nông thôn, giải quyết, tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên địa phương để từ đó góp phần xây dựng và phát triển kinh tế địa phương.
Ngoài việc sáng tạo trong làm ăn kinh tế, là một bí thư chi Đoàn, Thanh Lam luôn xung kích đia đầu trong các hoạt động như thanh niên với văn hóa giao thông, ngày Môi trường thế giới, tháng thanh niên tình nguyện, mùa hè tình nguyện, hiến máu nhân đạo; tổ chức 01 lớp dạy tiếng anh giao tiếp miễn phí, 01 lớp dạy hát đồng dao - vè miễn phí… cho các em học sinh được dư luận xã hội đồng tình và đánh giá cao.
Chia tay chị Thanh Lam, chia tay những búp nấm đang căng tràn sức sống. Với những thành công đã đạt được, hy vọng bằng nhiệt huyết, niềm đam mê của mình, chị sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nhân rộng mô hình góp phần xóa đói giảm nghèo.

Tác giả bài viết: Lệ Quyên (BBT)

 

 

Các tin khác