Bài viết is tijdelijk niet beschikbaar.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

485 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 91

  • Hôm nay 3032

  • Tổng 3.365.340

Mô hình “Hội đồng trẻ em”: Giải pháp thiết thực trong công tác thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

Font size : A- A A+

Cùng với sự phát triển của quê hương, đất nước, hoạt động bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt là hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Hội đồng trẻ em được kỳ vọng sẽ là một kênh quan trọng để lấy ý kiến của trẻ em, tạo sự tương tác giữa cha mẹ - con cái, giữa giáo viên - học sinh, giữa lãnh đạo địa phương - những công dân nhỏ tuổi. 

Mô hình “Hội đồng trẻ em” đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và trong Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em và các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao, Du lịch, Bộ Tư Pháp, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tổ chức xây dựng thí điểm mô hình "Hội đồng trẻ em" tại 05 tỉnh, thành phố: Yên Bái, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh. Năm 2019, Quảng Bình là một trong năm tỉnh cùng với Quảng Trị, Đắc Lắc, Lai Châu, Hà Giang được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tổ chức quốc tế Plan International lựa chọn triển khai mô hình hội đồng trẻ em. Sau khi thành lập Ban quản lý dự án, Tỉnh Đoàn, Hội đồng Đội tỉnh và tổ chức Plan sẽ nhanh chóng triển khai thành lập và đưa vào hoạt động mô hình Hội đồng trẻ em cấp tỉnh và xây dựng mô hình Hội đồng trẻ em huyện Quảng Ninh là mô hình điểm cấp huyện.
Đặc biệt, khi tham gia hội đồng này trẻ em sẽ được:
1. Góp phần cho phát triển cá nhân (kiến thức, kỹ năng)
2. Trẻ em học cách giải quyết vấn đề và quyết định một cách có trách nhiệm
3. Bảo vệ trẻ em tốt hơn
4. Chuẩn bị cho trẻ em trở thành công dân năng động và có ích
5. Giúp việc ra quyết định tốt hơn
6. Hướng tới phát triển một xã hội dân chủ, công bằng
7. Tác động lên các nhà hoạch định chính sách
8 Tạo cơ hội tham gia bình đẳng cho mọi trẻ em. Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thực hiện các quyền được tham gia.
9. Tạo môi trường an toàn, thân thiện và khuyến khích trẻ em tham gia một cách chủ động.”
Cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên Hội đồng trẻ em gồm có:
- Chủ tịch Hội đồng: 01 em thiếu nhi
- Phó chủ tịch Hội đồng: 02 – 04 em thiếu nhi trong đó có 01 đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực
- Các Ủy viên: 30 - 50 em thiếu nhi đại diện cho các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn gồm cán bộ chỉ huy Liên - Chi đội, Thành viên các Câu lạc bộ phóng viên nhỏ; Thành viên các Đội tuyên truyền măng non, phát thanh măng non; thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi dân tộc, thiểu nhi tiêu biểu trong học tập, trong hoạt động Đội, công tác xã hội và thiếu nhi tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật, có ảnh hưởng tích cực đến thiếu nhi tại địa phương.
Mô hình Hội đồng trẻ em là một hướng đi mới, cách làm mới đem lại hiệu quả nhất định trong công tác thúc đẩy quyền của trẻ em, giúp các em nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề các em quan tâm, tạo cơ hội cho trẻ em phát huy quyền của bản thân; tạo sự bình đẳng và môi trường tích cực để các em trao đổi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị, xuất phát từ cuộc sống và trong học tập, rèn luyện, vui chơi, giải trí… Đồng thời, mô hình Hội đồng trẻ em phát huy tốt vai trò là cầu nối giúp lãnh đạo địa phương, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực trẻ em nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em; Các thông điệp của trẻ em được cơ quan, ban ngành đoàn thể và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh thành tiếp nhận và từng bước giải quyết một cách có hiệu quả, tích cực.

Thanh Lam 

More