Bài viết está temporariamente indisponível.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

483 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 1410

  • Tổng 3.155.938

TỪ Ý NGHĨA CỦA THẮNG LỢI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO THẾ HỆ TRẺ

Font size : A- A A+

Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi này mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc ta, tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta… 
Khái quát đầy đủ ý nghĩa thắng lợi lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền”.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết đã chứng minh rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thắng lợi đó đã khẳng định sự đúng đắn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng cộng sản Việt Nam – Đảng của giai cấp công nhân lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng, kim chỉ nam cho hành động.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945) đã khẳng định sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Thắng lợi đó đã đánh dấu bước phát triển nhẩy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền và tiến lên xây dựng CNXH. 
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là hội tụ của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; là thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng một cách sáng tạo để “lựa tình thế, chọn thời cơ”- “kết hợp sức mạnh thời đại với sức mạnh dân tộc”, đưa ra những quyết sách đúng đắn, sáng tạo ở tầm chiến lược. Từ thắng lợi to lớn đó, đã cổ vũ nhân dân ta kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch sử. Đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được hoàn toàn tự do, hạnh phúc.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cũng chứng minh rằng, một dân tộc dù nhỏ bé nhưng nếu có truyền thống nồng nàn yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, thông minh, sáng tạo dưới sự lãnh đạo của đảng cách mạng chân chính thì vẫn có thể làm nên những sự kiện vĩ đại có tầm vóc và đi vào lịch sử của dân tộc và thế giới. Thắng lợi đó đã tô thêm truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết- nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là động lực mạnh mẽ cổ vũ toàn thể dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đưa nước ta phát triển để có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta xác định: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội…”. Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một nội dung đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng ta để mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Nhận thức về ý nghĩa sâu sắc của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đối với thế hệ trẻ sẽ góp phần làm cho truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đi vào đời sống, đi vào thực tiễn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Với những giá trị mang tính ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đưa đến những nội dung giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, cụ thể:
Một là, giáo dục cho thế hệ trẻ kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của tiến trình cách mạng, phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, vì lợi ích của quần chúng nhân dân. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là chủ trương nhất quán, đúng đắn của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là lời khẳng định sự đúng đắn, phù hợp của việc gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, là điểm khởi đầu cho những thắng lợi sau này của tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ trung thành, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để thế hệ trẻ có niềm tin khoa học vững chắc, niềm tự hào dân tộc tiếp thêm động lực đưa cách mạng nước ta đi đến mục tiêu cuối cùng. Thế hệ trẻ cần nhận thức sâu sắc truyền thống dân tộc, những hy sinh, mất mát không gì so sánh được của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ trong đấu tranh cách mạng; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, Bác Hồ trong xác định đường lối, phương hướng, mục tiêu cách mạng đúng đắn cùng phương pháp đấu tranh linh hoạt, phù hợp từng thời kỳ cách mạng để đánh đuổi đế quốc, lật đổ chế độ phong kiến tay sai…, từ đó không ngừng đổi mới sáng tạo, phấn đấu vươn lên đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Hai là, giáo dục cho thế hệ trẻ chủ nghĩa yêu nước
Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam, mỗi giai đoạn thời kỳ (chiến tranh – hoà bình) đều được thể hiện rõ ở mỗi con người Việt Nam. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý thức độc lập và tự cường của dân tộc được hội tụ và kết tinh trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay tự hào mang trong mình truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý thức độc lập và tự cường dân tộc. Truyền thống đó là giá trị mà biết bao thế hệ người Việt Nam đã dày công vun đắp, tạo ra những giá trị bất diệt, là nguồn lực nội sinh để phát triển đất nước. Truyền thống yêu nước đó cần được  thế hệ trẻ hôm nay thể hiện bằng việc ra sức đóng góp công sức, trí tuệ để góp phần xây dựng quê hương, đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ba là, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống đoàn kết dân tộc, lao động sáng tạo của con người Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã cho thấy những giá trị của tinh thần đoàn kết dân tộc, biết nắm bắt thời cơ (kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại) khắc phục khó khăn, cần cù sáng tạo, đồng tâm hiệp lực để đứng lên đấu tranh giành thắng lợi. Trong Cách mạng Tháng Tám, ở thời điểm khó khăn nhất, toàn thể dân tộc Việt Nam đã phát huy tinh thần đoàn kết, nhất tề đứng dậy khởi nghĩa giành lấy chính quyền trong toàn quốc. Những giá trị đó hiện nay cần tiếp tục được khơi dậy và nhân lên gấp bội, khi một dân tộc đã đoàn kết một lòng thì sẽ làm được những điều to lớn, phi thường. Sự sáng tạo thể hiện ở tư duy và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đánh giá tình hình, phân tích điều kiện khách quan và phát huy nhân tố chủ quan trong việc nhận định những mâu thuẫn, chớp thời cơ cách mạng lãnh đạo nhân dân, kiên trì thực hiện chủ trương “khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa” giành thắng lợi trên phạm vi toàn quốc. Thế hệ trẻ hôm nay cần phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, không ngừng học tập, rèn luyện làm giàu tri thức, sẵn sàng gánh vác trọng trách chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức./.
-    (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, HN, 2011, t.5, tr.179
-    (2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, HN,2021, tr.135.

ThS. Phạm Quốc Thành
Trường Chính trị Quảng Bình
 

More