Bài viết je dočasne nedostupný.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

483 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 10

  • Hôm nay 1982

  • Tổng 3.143.003

NHỮNG BÀI HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: Bác Hồ với Tết cổ truyền đầu tiên của dân tộc

Font size : A- A A+

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết “Một năm khởi đầu từ mùa xuân”. Với Người, mùa xuân có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước, dân tộc và từng người dân Việt Nam. Vì vậy, mỗi khi Tết đến Xuân về, Người đều dành những lời thơ hay nhất, những lời ân cần giản dị nhất và cả những sự quan tâm thiết thực nhất đối với mọi người dân Việt Nam.
 


Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các cháu thiếu nhi trong dịp Người về thăm và chúc Tết đồng bào tỉnh Hà Bắc (Bắc Ninh ngày nay), Xuân Đinh Mùi, 09/02/1967. (Ảnh: Tư liệu)


Tết Độc lập đầu tiên

Trong Tết Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nước vừa thoát khỏi hơn 80 năm ách thực dân, Người đã viết thư gửi thế hệ thanh niên (thế hệ trẻ cũng được coi như mùa xuân của đất nước Việt Nam): “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” (Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946). Người căn dặn các cháu phải thực hành đời sống mới, phải hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ… để trở nên những công dân mới, xứng đáng với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.       

Không chỉ với thế hệ thanh niên, trong bài viết “Tết” đăng trên báo Cứu Quốc số 147, ngày 21/01/1946, Người nhắc nhở cả dân tộc: “Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái. Trong lúc này toàn quốc đồng bào từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ, ai cũng sửa soạn ăn Tết mừng Xuân”. Và kêu gọi toàn thể đồng bào cùng “chia sẻ cuộc vui Xuân mừng Tết với: Những chiến sĩ oanh liệt ở trước mặt trận, những gia quyến các chiến sĩ, những đồng bào nghèo nàn để sao cho mọi người đều được hưởng các thú vui và Tết Xuân đầu tiên của nước Việt Nam độc lập” (Thư gửi Phụ nữ Việt Nam nhân dịp Xuân Bính Tuất - 1946).

Người làm thơ gửi phụ nữ Việt Nam nhân ngày Tết, nhắc nhở họ phải siêng năng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, để thực sự trở thành những người “Đời sống mới”.

Người luôn dành thời gian đến thăm từng nhà

Không chỉ vậy, ngay trong mùa xuân đầu tiên của đất nước, đêm 30 Tết, Người không dành những giây phút này để nghỉ ngơi, mà đã trực tiếp tới thăm từng gia đình người dân nghèo khổ. Người lặng người khi chứng kiến cảnh gia đình của một người đạp xích lô “Tết mà không có tết”. Trong nhà chỉ có một nén hương đang cháy dở trên bàn, chủ nhà thì ốm phải nằm đắp chiếu mê mệt. Người đã dặn đồng chí thư ký hôm sau mang thuốc, quà của Người đến thăm hỏi và nhắc đồng chí thư ký ghi lại để báo cho đồng chí Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội biết. Cũng trong đêm đó, Người đã đến thăm gia đình nhà chị Chín làm nghề gánh nước thuê, cũng là một gia đình “không có Tết”. Ngoài ra, Người còn đến chúc Tết một số gia đình như: Gia đình ông Từ Lâm - người bán sách cũ ở Cửa Nam; một gia đình buôn bán ở phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ông); một gia đình công chức ở phố Hàng Lọng (nay là phố Lê Duẩn).

 


Trong Di chúc, Bác dặn trồng nhiều cây ở những nơi lưu niệm Người, không nên dựng bia đá, tượng đồng – Ảnh tư liệu


Người dành tình thương yêu, sự quan tâm đến tất thảy mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là những người khó khăn nhất, nghèo nàn nhất. Người mong muốn được thấy mọi người dân không kể sang hèn đều được ấm no, hạnh phúc trong ngày tết cổ truyền dân tộc. Sáng mùng một Tết, Người nói chuyện với đại biểu đồng bào ở Nhà hát lớn, đi động viên chúc Tết lực lượng công an, đi chia kẹo mừng tết với các cháu nhi đồng tại Ấu trĩ viên và đặc biệt, Người đã đến thăm hỏi, động viên các các thương, bệnh binh Pháp tại Bệnh viện Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Quân y 108) và Bệnh viện Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức). Đi thăm nhưng Người vẫn canh cánh một điều và mang điều đó tâm sự với mọi cấp, mọi ngành, mọi người khi Người có dịp tiếp xúc: Mọi người cùng đồng tâm nhường cơm, sẻ áo, cùng nhau chăm sóc những người nghèo, những cảnh ngộ khó khăn để ai ai cũng đều có Tết.

Trong những ngày xuân sau này, đặc biệt là từ sau ngày hòa bình lập lại (năm 1954), vào những ngày tết cổ truyền của dân tộc, dù bận trăm công ngàn việc, Người luôn dành thời gian của mình để đến thăm từng nhà dân, để xem nhân dân ta chuẩn bị tết cổ truyền, để thấy được người dân có thực sự được hưởng cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc hay không?

Hôm nay, nhớ về Người, trong không khí Xuân Bính Thân đang tới, chúng ta lại nhớ những việc làm đầy tình thương yêu, trìu mến của Người với toàn thể nhân dân, lại nhớ tới sự chăm sóc ân cần của Người tới mọi thế hệ người Việt Nam đặc biệt là mỗi khi Tết đến, Xuân về. Từ đó, càng dặn lòng mình mỗi người hãy học tập và làm theo Bác từ việc nhỏ nhất trong việc yêu thương, đồng cảm với mọi con người. Bởi vì hơn 90 triệu dân hôm nay, bên cạnh đại đa số mọi người no đủ do làm ăn giỏi, do chăm chỉ lao động, do may mắn trong cuộc sống; vẫn còn bao kiếp người do nhiều lý do khác nhau, vẫn ở trong cảnh ngộ đói ăn thiếu uống, đang co ro chịu cái rét thấu xương nơi gầm cầu, quán chợ… Chúng ta cùng nhau chia sẻ, đồng cảm để ai ai cũng đều có Tết - như điều mong ước giản dị của Bác Hồ.

More