Bài viết tạm thời không có.
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

483 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 816

  • Tổng 3.125.667

Phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật: Cần tăng cường cung cấp giáo dục pháp lý?

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Theo ý kiến của Ủy ban Quyền trẻ em về báo cáo thực hiện Công ước quyền trẻ em tại Việt Nam thì các hoạt động phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên của Việt Nam đang không phù hợp với Hướng dẫn Liên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh 1990). Các chiến lược do tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ về phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên cũng chưa rõ ràng và không được phân tích, đánh giá. Trong khi đó, các số liệu quốc gia cho thấy rằng số tội phạm người chưa thành niên đang gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn...

 

Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an tình hình phạm tội do người chưa thành niên (NCTN) gây ra trong thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2007 toàn quốc có 10.361 vụ, gồm 15.589 em, 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với 9.000 em (tăng 2% số vụ). Số vụ án do người chưa thành niên gây ra là một con số rất lớn, chiếm khoảng 20% tổng số vụ vi phạm hình sự. Tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%; cố ý gây thương tích chiếm 11% và đặc biệt là giết người chiếm 1,4%. Trong đó, lứa tuổi phạm tội cao nhất từ 16 đến dưới 18 tuổi, chiếm khoảng 60%; từ 14 đến dưới 16 tuổi là 32%.Các vụ án không chỉ xuất hiện ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các xã, bản làng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mức độ tái phạm ở NCTN cũng rất cao. Số liệu cho thấy hơn 35% NCTN vi phạm pháp luật có tái phạm.

Nguyên nhân chính của sự thật đáng buồn này thì có nhiều như gia đình nghèo, học vấn thấp, bạo hành gia đình, thiếu tự trọng, thiếu khả năng chịu đựng để vượt qua các vấn đề của mình, bị bạn bè lôi kéo, áp lực trong học tập, xã hội.... Kết quả điều tra những năm gần đây cho thấy 38,8% NCTN vi phạm pháp luật xuất thân từ những gia đình có cha mẹ làm nghề buôn bán; trong đó số trẻ em được trực tiếp phỏng vấn có 52,4% là đang sống với cha mẹ, được cha mẹ nuôi dưỡng, số còn lại là sống trong hoàn cảnh gia đình không bình thường: 12% chỉ sống với mẹ, 4% chỉ sống với bố, 3,1% sống với cha mẹ kế, 9,03% sống với người khác. Trong số NCTN vi phạm pháp luật có tới 17% là những trẻ lang thang, vô gia cư; 71,37% số trẻ thành niên vi phạm pháp luật trả lời không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ của cha mẹ và gia đình.

Nhưng, những nguyên nhân gốc rễ nhất vẫn là thiếu các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng (như trung tâm tham vấn kỹ năng sống, kỹ năng làm cha mẹ...) và thiếu các chương trình bảo vệ xã hội (như chính sách trợ cấp, chính sách tăng thu nhập gia đình, giới thiệu việc làm...) để hỗ trợ NCTN và gia đình vượt qua khó khăn, phòng ngừa tội phạm và tái phạm. Mặt khác, công tác giáo dục, phòng ngừa và cải tạo cho người chưa thành niên phạm tội hiện nay còn nhiều hạn chế và yếu kém. Công tác chống tội phạm nặng về mặt chống và trừng trị, chưa chú ý đến công tác phòng ngừa. Trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức chưa rõ ràng, khó quy trách nhiệm khi có vụ việc xảy ra. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật trong lứa tuổi chưa thành niên cũng còn nhiều quy định chưa phù hợp, thiếu cơ chế phối hợp cụ thể 

3 cấp độ phòng ngừa

Nhận thức được vấn đề trên, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp xây dựng một chương trình nhằm tăng cường hệ thống pháp lý phòng chống tội phạm (thuộc Chương trình Bảo vệ trẻ em đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Unicef) được thực hiện trên cơ sở rà soát đánh giá pháp luật, chính sách và các mô hình phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên ở Việt Nam . Ngày 27/10/2009, Viện Khoa học pháp lý (là cơ quan được Bộ Tư pháp giao phối hợp với Unicef, Plan Việt Nam triển khai hoạt động) đã tổ chức hội nghị góp ý kiến dự thảo báo cáo kết quả dự án.


Theo đó, ở Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội được coi là biện pháp quan trọng nhất để xóa bỏ tội phạm NCTN. Tuy nhiên bên cạnh những thành công, những đổi mới trong cải cách kinh tế cũng đem lại rất nhiều hạn chế đối với xã hội như tình hình tội phạm nói chung và tội phạm NCTN nói riêng. Vì thế, mặc dù đã có những thành tựu được cộng đồng quốc tế công nhận trong việc bảo vệ các quyền trẻ em, nhưng Việt Nam cũng còn nhiều lĩnh vực chưa hoàn toàn được đáp ứng. Đơn cử về mặt chính sách pháp luật, các chiến lược truyền thông và chương trình giáo dục về pháp luật và lối sống lành mạnh vẫn chưa đủ mạnh để loại bỏ các tệ nạn xã hội hay những văn hóa mê tín, kém lành mạnh; vấn đề bảo vệ NCTN còn thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ với con cái, trách nhiệm hỗ trợ của Nhà nước đối với các gia đình khó khăn không đủ điều kiện nuôi dạy con cái; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho NCTN vẫn còn nặng về bề rộng, mà thiếu chiều sâu nên trong thực tế ý tưởng tăng cường cung cấp giáo dục pháp lý sẽ phòng ngừa được trẻ em phạm tội và tái phạm rất ít hỗ trợ (trong khi đó nhiều chương trình can thiệp phòng ngừa tại Việt Nam đang được xây dựng trên niềm tin rằng tội phạm được gây ra do thiếu hiểu biết về pháp luật và các quy định xã hội) ...


Từ những nhận định trên, dự thảo Báo cáo rà soát đánh giá pháp luật, chính sách và các mô hình phòng ngừa tội phạm NCTN ở Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến nghị, trong số đó có việc xây dựng một Chiến lược tổng thể về bảo vệ và rủi ro cho trẻ em và NCTN thông qua việc phòng ngừa 3 cấp độ: phòng ngừa sơ cấp với mục tiêu chính là xây dựng môi trường chăm sóc và bảo vệ cho tất cả trẻ em và NCTN khỏi bị tổn hại và ngăn chặn các hành vi có hại trước khi chúng xảy ra; phòng ngừa thứ cấp với mục tiêu cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em và NCTN có nguy cơ và gia đình để phòng ngừa tổn hại và đưa họ ra khỏi những hành vi có nguy cơ; và cuối cùng là phòng ngừa khẩn cấp với các dịch vụ khẩn cấp được thực hiện cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao để chấm dứt tổn hại hay những nguy cơ gây tổn hại nhằm giảm thiểu khả năng chúng tiếp tục tiếp tục tái phạm tội phạm hay lạm dụng chất gây nghiện. Nhưng theo Tiến sĩ Terry Waterhouse - chuyên gia Unicef, dù là ở cấp độ nào thì công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lứa tuổi chưa thành niên cũng không nên tách rời với các hình thức phòng ngừa khác và việc phòng ngừa hiệu quả cần phải vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực hành trên cơ sở toàn diện, đa dạng về phương pháp, phù hợp về văn hóa...

(Theo luatviet.org)

 

Các tin khác